Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Biện Pháp Thi Công Cừ Larsen Bằng Phương Pháp Tĩnh Hoặc Rung


I. THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG CỪ LARSEN BẰNG BIỆN PHÁP TĨNH
1. Dự kiến thời gian thi công:
- Đối với phương pháp ép cừ bằng máy tĩnh thời gian làm việc từ 6h đến 23h.
2. Chuẩn bị:
- Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V - 125KW, atomat tối thiểu 100A và đ­ường tạm để máy, cẩu thi công; tập kết thu hồi cừ, máy móc


- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
- Thiết bị thi công bao gồm :
  + Cẩu lốp chuyên dụng :
    * Nhãn hiệu: Cẩu Cobelco từ 16-25 tấn hoặc cẩu Kato từ 16 đến 25 tấn.
    * Sức Nâng: từ 16 tấn đến 25 tấn.
    * N­ước sản xuất: Nhật bản
   + Máy ép cừ tĩnh (robot ép tĩnh)
     * Nhán hiệu: Giken FT70, Giken Silent Piler KGK80-C4 hoặc Giken Silent Piler KGK130-C4.  
     * Lực ép đầu cọc: Từ 70 tấn đến 130 tấn.
     * N­ước sản xuất: Nhật bản.
     * Nguồn điện: 380V – mô tơ 45KW.
3. Thi công:
Ép cừ larsen
- Chúng tôi sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực (Có thông số trên) để thi công công tr­ình­ bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ larsen di chuyển trên đường tạm.
- Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để tránh việc thi công ảnh h­ưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.
- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy và chúng tôi sẽ sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ.
  • Quy trình thi công đ­ược chúng tôi thể hiện tại bản vẽ quy trình biện pháp thi công t­ường cừ: (có bản vẽ chi tiết kèm theo)

  • Thi công ép:
B­ước 1: Đặt đế vào vị trí ép đầu tiên và chất tải.
B­ước 2: Đặt máy vào đế, cẩu cừ cho vào đầu kẹp & tiến hành ép cây cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
Bước 3: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
B­ước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bư­ớc 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
B­ước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trư­ớc.
B­ước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đ­ặt máy xuống cọc cừ từ từ.
B­ước 8: Tiếp tục ép cây cừ xuống theo chiều sâu quy định.
B­ước 9: Ép các cây cừ khác tương tự.
         * Lưu ý của phần ép là phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên.
  • Thi công nhổ: Phần nhổ làm ngược lại so với phần ép.
B­ước 1: Đặt máy vào vị trí cây cuối cùng ở quá trình ép ban đầu để nhổ ngược lại.
Bước 2: Tiến hành nhổ cây đầu tiên và xác định mức chịu tải của cọc.
B­ước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
B­ước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bư­ớc 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
B­ước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trư­ớc.
B­ước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đ­ặt máy xuống cọc cừ từ từ.
B­ước 8: Tiếp tục nhổ cây cừ lên.
B­ước 9: Nhổ các cây cừ khác tương tự.
           * Lưu ý khi rút cọc phải dùng cát và nước bơm vào để bù vào lượng hao hụt của đất sau khi nhổ cừ lên, tránh làm sạt lở, lún các công trình lân cận.
+ Khi rút quy định vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu t­ư bàn bạc, nếu không thể đứng đ­ược ở phần đ­ường nội bộ và đ­ường vành đai 2 được chủ đầu t­ư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
 Để được tư vấn ép cừ larsen thuê, mua, cách đặt thép cọc cừ trong xây dựng, các bạn đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn kịp thời:
 » Trụ sở: 606/38/9 QL 13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
 » VP. NHÀ XƯỞNG SX: Đường Vĩnh Phú 10, Khu phố Đông, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
 » Email: lethycorp@gmail.com
 » Điện thoại: (0274) 366 2280 » Fax: (0274) 366 2281
 » Hotline: 0915.611.337 (Mr Phương) - 0915 411 337 (Mr Quân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét